“Phụ nữ trong ngành công nghệ” luôn là chủ đề được quan tâm và thảo luận sôi nổi bởi những suy nghĩ trái chiều về sự phù hợp. Tuy nhiên, ngày nay, tài không đợi tuổi, cũng không phụ thuộc vào giới tính. Ngành công nghệ nói chung, ngành bán dẫn nói riêng có yêu cầu cao về trí tuệ, sự nhạy bén, kiên trì và tỉ mỉ,.. Đó chẳng phải những thứ phụ nữ vốn rất mạnh sao?
Xóa bỏ tư tưởng nữ giới không phù hợp với ngành công nghệ nói chung, bán dẫn nói riêng, cùng FPT Semiconductor gặp gỡ các “bóng hồng” vang danh ngành bán dẫn toàn cầu.
5 “nữ tướng” của ngành bán dẫn toàn cầu
-
Lisa Su – Nữ tướng “cải tử hoàn sinh” AMD
Lisa Su được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành – CEO của Advanced Micro Devices (AMD) vào năm 2014, khi công ty đang ngập trong nợ nần và đối mặt với nguy cơ phá sản. Đứng trước thách thức khủng khiếp như vậy, nhưng Lía Su lại cảm thấy “thực sự phấn khích” bởi bà yêu thích cảm giác đi quanh Best Buy và nhấc một chiếc laptop bất kỳ và thấy rằng vi chip hay bộ xử lý chúng sử dụng là do công ty mình sản xuất.
Với tài năng, đam mê mãnh liệt và có chút ưa mạo hiểm, Lía Su đã thực sự thắng trong ván cược này. Kể từ khi bà nắm quyền điều hành AMD năm 2014, cổ phiếu của AMD đã tăng vọt từ dưới 2 USD lên 161,91 USD vào ngày 29-11-2021. Và ngày nay, AMD đang khám phá những đỉnh cao mới trên sàn chứng khoán với hơn 200 USD thời điểm hiện tại.
Xuất phá điểm là cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ kỹ thuật điện, mối quan tâm của bà đối với ngành bán dẫn đã được khơi dậy tại MIT. Khi còn là ứng cử viên tiến sĩ, Lisa Su là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên xem xét công nghệ silicon-on-insulator (SOI). Công nghệ này đã làm tăng hiệu quả của bóng bán dẫn bằng cách xây dựng chúng trên đỉnh các lớp vật liệu cách điện. Ngày nay SOI được sử dụng để tăng hiệu suất của các vi mạch hoặc để giảm yêu cầu năng lượng của chúng. Và một lần nữa khẳng định, Lisa Su đã lựa chọn đúng ngành công nghiệp định mệnh của đời mình.
-
Lalitha Suryanarayana – Phó Chủ tịch, Chiến lược, Mua bán và Sáp nhập tại Infineon Technologies
Làm việc trong lĩnh vực năng lượng, ô tô và Internet of Things, Lalitha Suryanarayana tham gia vào các chương trình chiến lược liên quan đến kết nối không dây, dịch vụ dữ liệu, phần mềm và hệ sinh thái.
Các vai trò công việc trước đây của cô bao gồm Giám đốc cấp cao tại Qualcomm Technologies và Giám đốc chiến lược doanh nghiệp tại AT&T.
Cô đã xuất bản một cuốn sách kỹ thuật và các ấn phẩm khác, đã cấp 48 bằng sáng chế và được công nhận vì những đóng góp của cô trong việc tiêu chuẩn hóa ngành công nghệ web độc lập với thiết bị và thiết bị di động.
-
Karuna Annavajjala – Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Thông tin tại Silicon Labs
Với tư cách là CIO, Karuna Annavajjala giám sát việc cung cấp CNTT cho việc hoạch định chiến lược, nền tảng ứng dụng kinh doanh, dịch vụ cơ sở hạ tầng, an ninh mạng, cung cấp dịch vụ CNTT và quyền riêng tư dữ liệu trong các hoạt động kinh doanh trên toàn thế giới của Silicon Lab.
Cô cũng đã giữ một vị trí CIO khác tại AIG, nơi cô tập trung vào các chức năng của công ty. Với tư cách là một phần của vị trí này, cô đã phát triển và triển khai các chiến lược xoay quanh các ứng dụng, quy trình và nền tảng CNTT hỗ trợ hoạt động toàn cầu của công ty. Điều này bao gồm sự tham gia vào pháp lý và tuân thủ, tiếp thị kỹ thuật số, dịch vụ kinh doanh và nguồn nhân lực.
Karuna Annavajjala có nền tảng giáo dục ấn tượng, với bằng MBA, bằng Thạc sĩ Khoa học Máy tính, bằng cử nhân Kỹ thuật và chứng chỉ về lãnh đạo điều hành.
Cô cũng tích cực tham gia vào các tổ chức phi lợi nhuận trong nước và quốc tế nhằm giáo dục các bé gái về STEM.
-
Debora Shoquist – Phó chủ tịch điều hành điều hành tại NVIDIA
Trách nhiệm hiện tại của Debora Shoquist bao gồm CNTT, chuỗi cung ứng và hoạt động của NVIDIA, bao gồm làm việc trên các sản phẩm sản xuất và kỹ thuật thử nghiệm, quản lý nhà cung cấp và sản xuất theo hợp đồng, hoạt động đúc, hậu cần, lập kế hoạch cung ứng, cơ sở vật chất và quản lý chất lượng.
Đồng thời, cô giám sát tòa nhà mới hiện đang được xây dựng tại trụ sở chính của công ty ở Santa Clara.
Cô ấy đã làm việc cho các công ty khác trong mười năm và mười một năm, thể hiện sự cam kết của mình với những thương hiệu mà cô ấy làm việc cùng. Cô cũng có bằng Cử nhân Kỹ thuật Điện và bằng Cử nhân Sinh học.
-
Rani Borkar – Phó chủ tịch tập đoàn, Hệ thống phần cứng và cơ sở hạ tầng Azure tại Microsoft
Ngoài phó chủ tịch công ty, Rani Borkar còn là thành viên của Nhóm lãnh đạo cấp cao của Azure. Cô làm việc cốt lõi trong việc xây dựng nền tảng điện toán đám mây cho Microsoft.
Cô chịu trách nhiệm về mọi thứ từ silicon đến chuỗi cung ứng và đã tham gia rất nhiều vào việc phát triển Azure thành nền tảng điện toán đám mây hàng đầu trong ngành như ngày nay, phục vụ hơn 95% Fortune 500.
Rani Borkar được biết đến như một kỹ sư phần cứng tiên phong, người có tầm nhìn xa về sản phẩm, nhà điều hành công nghệ và nhà lãnh đạo đáng tin cậy. Trong suốt sự nghiệp kéo dài hàng thập kỷ của mình, cô luôn đam mê trao quyền cho khách hàng để đạt được nhiều thành tựu hơn.
Bạn có thể đã từng thấy Rani Borkar là diễn giả chính tại các hội nghị và sự kiện lãnh đạo kỹ thuật hàng đầu trong ngành nhằm trao quyền cho phụ nữ trong lĩnh vực công nghệ. Cô cũng giữ vị trí thành viên hội đồng quản trị của GSA (Liên minh bán dẫn toàn cầu).
Việt Nam đóng góp 2 nữ kỹ sư ghi dấu ấn mạnh mẽ trong ngành bán dẫn toàn cầu
-
Lê Duy Loan – nỗ lực để chứng minh người Việt Nam cũng thông minh và giỏi giang như người Mỹ.
Vang danh ngành bán dẫn toàn cầu với vai trò chuyên gia đầu ngành, Lê Duy Loan là người Châu Á duy nhất, người phụ nữ đầu tiên được trao tặng danh hiệu “Senior Fellow” – nhà nghiên cứu có thâm niên tại Texas Instrument, công ty bán dẫn nổi tiếng toàn cầu và có tuổi đời lâu đời nhất nước Mỹ. Tính đến năm 2017, bà Loan sở hữu 24 bằng sáng chế tại Mỹ, bao gồm 4 bằng sáng chế tiên phong, có đóng góp quan trọng trong sự phát triển của ngành máy tính hiện đại.
Bà Loan cũng được biết đến là 1 trong 10 diễn giả xuất sắc nhất tại Mỹ trong 20 năm qua, thường xuyên được mời diễn thuyết tại các trường đại học uy tín và các tập đoàn lớn.
Theo gia đình sang Mỹ từ năm 12 tuổi, vượt qua mọi rào cản ngôn ngữ, định kiến xã hội, khác biệt văn hóa, bà Duy Loan đã cố gắng học hành thật chăm chỉ và tốt nghiệp thủ khoa trung học phổ thông ở tuổi 16, 19 tuổi bắt đầu làm việc tại TI và được thăng cấp quản lý thiết kế sản phẩm chỉ sau 7 năm làm việc.
Theo bà Loan chia sẻ, bà tin vào việc chăm chỉ và nỗ lực có thể vượt qua mọi thứ, từng bước chứng minh với người Mỹ rằng, người Việt cũng thông minh và giỏi giang ngang như họ.
-
Nguyễn Thị Bích Yến – một trong những chuyên gia cao cấp của Motorola
Tốt nghiệp tại trường Đại Học Texas – TOP 10 trường đại học công lập nổi tiếng nhất nước Mỹ, bà Bích Yến nhận văn bằng Kỹ sư Hoá Học năm 1977 và bắt đầu công việc đầu tiên tại City of Austin. Sau đó, bà được hãng Motorola chiêu mộ và làm việc tại đây cho đến ngày nay.
Ngay từ năm 1980, bà Yến đã được công nhận về những phát minh trong kỹ thuật bán dẫn CMOS cho các sản phẩm IC tiên tiến. Bà có nhiều đóng góp lớn trong việc chuyển các phát minh ra ứng dụng sản xuất thực tiễn, mang lại vị thế cao về kỹ thuật cho Motorola so với các đối thủ trong ngành. Đó chính là tiền đề để bà Bích Yến trở thành một trong những chuyên gia cao cấp của Motorola từ cuối thế kỷ 20. Bà lãnh đạo một số chuyên gia của 4 phòng nghiên cứu để phát triển các thành phẩm mới trong lĩnh vực áp dụng kỹ thuật cấp nano (tức 1 phần ngàn của micro). Tính đến nay, bà Bích Yến sở hữu hơn 100 bằng sáng chế, trong đó có nhiều bằng sáng chế đang được cứu xét. Bà Bích yến cũng được mời đi thuyết trình về kỹ thuật bán dẫn CMOS hiện tại và trong tương lai tại các trường đại học và các hội nghị tại nhiều quốc gia.
Một lần nữa, những người phụ nữ tài năng trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng, khẳng định tầm ảnh hưởng của họ vượt ngoài sức vóc nhỏ bé của họ. Và đồng khẳng định, không có bất cứ ngành nghề nào phụ nữ không thể làm. Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ, cùng gửi những lời tri ân và tôn vinh họ với những đóng góp to lớn cho cuộc sống, và cho ngành bán dẫn nói riêng.