Tháng 9 năm 2024, Việt Nam đã có bước tiến táo bạo hướng tới tương lai khi chính thức công bố Chiến lược quốc gia đầy tham vọng nhằm trở thành trung tâm bán dẫn toàn cầu vào năm 2050. Theo Quyết định số 1018/QĐ-TTg do Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra, “Chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” đã chính thức được đưa vào thực thi. Chiến lược phát triển ngành bán dẫn chia thành 03 giai đoạn 2024–2030, 2030–2040 và 2040–2050, với các mục tiêu cụ thể về doanh nghiệp thiết kế, nhà máy chế tạo, sản xuất chip và hạ tầng cơ sở kiểm thử sản phẩm bán dẫn.

Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau, nền kinh tế thị trường đang gặp phải một sự gián đoạn lớn.
Tháng 4 năm 2025, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump công bố sắc lệnh áp thuế quan lớn nhất từ trước đến nay, cụ thể áp mức thuế lên tới 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ thị trường Việt Nam. Với sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành bán dẫn Việt Nam, động thái này ảnh hưởng đáng kể tới thương mại, dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và năng lực cạnh tranh trong tương lai. Hãy cùng FPT Semiconductor, điểm qua những ảnh hưởng của chính sách thuế quan đối ứng 2025 tới sự phát triển của ngành bán dẫn Việt Nam hiện tại và trong giai đoạn sắp tới.

Ngành bán dẫn Việt Nam trước cơn sóng thuế quan đối ứng từ Mỹ
Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ thông qua các chính sách chiến lược, cùng với nhu cầu sử dụng chip cao hơn trên khắp các ngành, ngành bán dẫn Việt Nam đang vươn mình mạnh mẽ. Với giá trị thị trường ước tính lên tới 31,28 tỷ Đô la Mỹ vào năm 2027, cùng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (GAGR) đạt 11.6% trong giai đoạn 2023 – 2027, Việt Nam đang nhanh chóng định vị mình – là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực bán dẫn toàn cầu. Tuy nhiên, mức thuế quan đối ứng 46% do Tổng thống Donald Trump công cố rộng rãi vào tháng 4 năm 2025 lên hàng nhập khẩu của Việt Nam đã và đang đặt ra những thách thức đáng kể lên triển vọng của ngành bán dẫn vi mạch hiện nay.

Trong bối cảnh này, nếu chính sách Thuế quan đối ứng của Mỹ chính thức có hiệu lực từ ngày 9/4/2025, mức thuế này sẽ ảnh hưởng toàn diện tới các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng GDP và dòng vốn FDI của Việt Nam. Tuy nhiên, theo cập nhật mới nhất từ CNBC, ông Donald Trump thông báo giảm thuế đối ứng còn 10% và hoãn áp dụng 90 ngày đối với nhiều đối tác thương mại của Mỹ, trong đó có Việt Nam.
Theo báo cáo của Statista vào năm 2024, từ trước tới nay, Mỹ vẫn luôn thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2024 với giá trị lên tới 136,6 tỷ USD, tương đương 26% trên tổng GDP quốc gia. Việc áp thuế suất cao sẽ đẩy giá hàng hóa Việt Nam tại Mỹ tăng lên đáng kể, từ đó làm suy giảm lợi thế cạnh tranh của Việt Nam so với các đối thủ như Ấn Độ, Mê-xi-cô và Trung Quốc.
Tác động từ Thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ năm 2025
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam
Hiện tại, Việt Nam đã ghi nhận dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đáng kể vào hệ sinh thái bán dẫn. Đơn cử, cơ sở lắp ráp và kiểm định của Intel đặt tại TP. Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm vận hành lớn nhất của tập đoàn trên toàn cầu, với kỳ vọng tổng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam đạt 100 tỷ USD trong vòng 19 năm. Bên cạnh đó, vào cuối năm 2024, Tập đoàn Amkor Technology cũng đã đầu tư hơn 1,07 tỷ USD để xây dựng nhà máy đóng gói (advanced packaging) tại Bắc Ninh – một động thái chiến lược nhằm mở rộng năng lực sản xuất ở khu vực phía Bắc.
Tuy nhiên, mức thuế quan đối ứng mới được áp dụng đang đe dọa làm suy giảm lợi thế cạnh tranh về chi phí – đặc biệt, giá thành sản phảm chip buộc phải tăng do áp lực chi phí đầu vào. Điều này có thể gây gián đoạn chuỗi cung ứng, làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất và cản trở tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp trong lĩnh vực bán dẫn.
Danh sách mã HS cho trong ngành xuất khẩu Việt Nam trong lĩnh vực kim loại hiếm và linh kiện bán dẫn cũng chịu sự tác động
Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính sách thuế quan đối ứng mới từ Mỹ ảnh hưởng trực tiếp tới xuất khẩu kim loại hiếm và các linh kiện bán dẫn trọng yếu.

Ngày 4/4/2025, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan Việt Nam đã công bố 37 trang danh mục hàng hóa phải chịu thuế đối ứng của Mỹ, trong đó bao gồm các mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao như bán dẫn và kim loại hiếm. Theo đó, danh mục hàng hóa bị ảnh hưởng bởi thuế quan đối ứng gồm có:
- Linh kiện lõi: diode, transistor, thyristor, triac, bộ cách ly quang học
- Nguyên liệu chính: gallium, indium, niobium, germanium, mangan, v.v.
Các vật liệu, linh kiện này đóng vai trò then chốt trong sản xuất thiết bị di động thông minh, chip AI, xe điện và hạ tầng 5G, chính sách thuế quan của Mỹ ảnh hưởng tới tham vọng của Việt Nam trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành bán dẫn.
Cơ Hội Cho Ngành Bán Dẫn Việt Nam Trong Bối Cảnh Thuế Quan 2025
Ngành bán dẫn toàn cầu đang bước vào thời kỳ biến động khi các chính sách bảo hộ thương mại, đặc biệt là thuế quan mới từ Hoa Kỳ năm 2025, bắt đầu có hiệu lực. Tuy nhiên, trong thách thức lại xuất hiện một cơ hội vàng cho Việt Nam. Với sự chủ động của chính phủ, đà tăng trưởng xuất khẩu và sự nhập cuộc của các tập đoàn công nghệ lớn, Việt Nam đang có lợi thế để vươn lên trở thành trung tâm mới trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.
Mở rộng thị trường xuất khẩu mới
Trong bối cảnh bị hạn chế tại thị trường Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam có thể xoay trục chiến lược sang các thị trường thay thế như châu Á, châu Âu và Trung Đông – nơi nhu cầu về linh kiện bán dẫn ngày càng gia tăng. Theo Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ (2023), xuất khẩu chip bán dẫn từ Việt Nam sang Mỹ đã tăng 74,9%, từ 321,7 triệu USD lên 562,5 triệu USD, chiếm 11,6% thị phần. Việt Nam hiện xếp thứ 3 tại châu Á về xuất khẩu bán dẫn sang Mỹ, chỉ sau Malaysia và Đài Loan.
Tăng tốc R&D và chuyển giao công nghệ

Chính phủ Việt Nam đang tích cực tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) trong ngành bán dẫn. Việc thành lập Trung tâm Ươm tạo và Phát triển bán dẫn (VSIC), hợp tác cùng FPT và các tập đoàn công nghệ quốc tế như Cadence, Keysight, Tektronix và Alchip là minh chứng cho quyết tâm này. Điều này không chỉ giúp Việt Nam rút ngắn khoảng cách công nghệ với thế giới, mà còn thúc đẩy chuyển giao công nghệ, đóng vai trò là bàn đạp để tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Thu hút nhân lực và vốn đầu tư toàn cầu
Với vị trí địa lý chiến lược, chi phí lao động cạnh tranh và chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn đối với FDI trong lĩnh vực bán dẫ cùng tham vọng phát triển ngành bán dẫn đến năm 2030 đã biến Việt Nam thành một “điểm đến mới” cho dòng vốn FDI trong lĩnh vực công nghệ cao. Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ có ít nhất 100 doanh nghiệp thiết kế chip, một nhà máy sản xuất (fab) và 10 cơ sở đóng gói/kiểm định – thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc xây dựng hệ sinh thái bán dẫn hoàn chỉnh.
Đón đầu thách thức: Mở ra cánh cửa chiến lược cho Việt Nam.

3–5 năm tới: “Cơ hội Vàng” cho Việt Nam trong ngành bán dẫn
Thuế quan năm 2025 không chỉ là rào cản – mà còn là “phép thử” để Việt Nam khẳng định vị thế của mình, và giai đoạn 3–5 năm tới sẽ là khoảng thời gian chiến lược để Việt Nam khẳng định vai trò là mắt xích chủ chốt trong chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu.
Tiềm năng hợp tác Nhà nước – Doanh nghiệp
Thành công trong ngành bán dẫn đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa khu vực công và tư nhân. Việc ra mắt Trung tâm Ươm tạo và Phát triển bán dẫn – VSIC và Quyết định 1018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là tín hiệu rõ ràng cho thấy Chính phủ đang vào cuộc mạnh mẽ. Tuy nhiên, để đạt kết quả thực chất, cần phải có:
- Đầu tư vào hạ tầng R&D, nhà máy sản xuất, cơ sở kiểm định
- Các chính sách ưu đãi và miễn giảm thuế để thu hút FDI có giá trị cao.
- Khung pháp lý minh bạch, ổn định và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đa quốc gia
Chìa khóa thành công: Đầu tư vào con người và đổi mới – sáng tạo
Thành công của ngành bán dẫn bắt đầu từ nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam cần từ 50.000 đến 100.000 kỹ sư chip vào năm 2030. FPT Semiconductor đang tiên phong với kế hoạch đào tạo 10.000 kỹ sư trong 5 năm tới, hợp tác chặt chẽ với Chính phủ.
Tuy nhiên, chỉ đào tạo kỹ thuật là chưa đủ, Việt Nam cần thúc đẩy văn hóa đổi mới sáng tạo trong toàn hệ sinh thái: Hỗ trợ nghiên cứu ở các trường đại học về thiết kế vi mạch và công nghệ nano, Thúc đẩy các startup bán dẫn trong lĩnh vực AI, điện toán lượng tử, đồng thời tăng cường hợp tác công tư trong hoạt động R&D.
Kết luận
Dù các biện pháp thuế mới của Mỹ đặt ra thách thức không nhỏ, nhưng cũng mở ra cơ hội chưa từng có để Việt Nam bứt phá trong ngành bán dẫn toàn cầu. Với chiến lược hợp tác chặt chẽ giữa Chính phủ và doanh nghiệp, đầu tư mạnh mẽ vào nhân lực và hạ tầng R&D, và định hướng hội nhập quốc tế thông minh, Việt Nam hoàn toàn có thể biến thách thức thành động lực tăng trưởng dài hạn.
Cập nhật thường xuyên để không bỏ lỡ những phân tích chiến lược mới nhất về ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam – theo dõi chúng tôi để nhận được thông báo mới nhất về bản tin của chúng tôi ngay hôm nay.