Tin Tức

Tin Mới Nhất

Cung cấp các tin tức mới nhất liên quan đến lĩnh vực VLSI và FPT Semiconductor.,JSC

Việt Nam đưa ra những chính sách ưu đãi để thu hút các công ty bán dẫn toàn cầu

05-07-2024

Việt Nam đang trở thành một trung tâm sản xuất chất bán dẫn lớn trên toàn cầu. Tuy nhiên, việc thu hút FDI trong ngành này đang rất cạnh tranh. Để nắm bắt các cơ hội, Việt Nam đang đưa ra các chiến lược nhằm cải thiện môi trường đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực và áp dụng các chính sách ưu đãi hấp dẫn.

Việt Nam trước cơ hội vàng để phát triển ngành bán dẫn nước nhà

Ngành công nghiệp bán dẫn trong bối cảnh phát triển toàn cầu

Ngành công nghiệp bán dẫn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ và nền kinh tế toàn cầu. Nó được ví như “trái tim” của nền kinh tế số, là nền tảng cho sự phát triển của các ngành công nghiệp khác như điện tử, viễn thông, ô tô, hàng không vũ trụ,…

Sự phát triển của ngành bán dẫn còn góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Theo nhiều nhận định từ các chuyên gia doanh thu thị trường bán dẫn toàn cầu dự kiến sẽ tăng lên 1000 USD vào năm 2030.

Thị trường bán dẫn toàn cầu có quy mô khổng lồ, trị giá hàng nghìn tỷ USD và sở hữu tiềm năng phát triển vô cùng to lớn. Ngành công nghiệp này mang lại lợi nhuận cao, thu hút nguồn vốn đầu tư mạnh mẽ từ các tập đoàn lớn trên thế giới. Nhờ vậy, ngành bán dẫn tạo ra nhiều việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gia.

Ngành công nghiệp bán đóng vai trò cốt lõi trong sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia tham gia vào chuỗi cung ứng bán dẫn. Do vậy, việc thu hút đầu tư vào ngành bán dẫn là chiến lược quan trọng của nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam.

Vai trò của ngành bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu

Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến chiến lược trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu nhờ sở hữu nhiều lợi thế cạnh tranh so với các quốc gia khác trong khu vực. Những lợi thế cạnh tranh xuất phát từ nước ta có thể kể đến như:

  • Nền tảng chính trị ổn định, môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi.
  • Nguồn nhân lực trẻ dồi dào, ham học hỏi, thích nghi nhanh với công nghệ mới.
  • Chi phí sản xuất, lao động cạnh tranh so với các quốc gia trong khu vực.
  • Chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài.
  • Cụm công nghiệp hỗ trợ đang dần hình thành và phát triển.
Việt Nam nắm vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu

Việt Nam đang ngày càng thu hút đầu tư từ các công ty bán dẫn toàn cầu, trong đó có Intel, công ty đã thành lập cơ sở đóng gói và thử nghiệm ở miền Nam nước ta. Nhà máy của Amkor tại Bắc Ninh có vốn đầu tư 1,6 tỷ USD được khánh thành vào tháng 10/2023. Jensen Huang, CEO của Nvidia, tuyên bố Việt Nam là ngôi nhà thứ hai của công ty.

Với những lợi thế cạnh tranh và chính sách ưu đãi, Việt Nam đang dần khẳng định vị trí quan trọng trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu. Ngành bán dẫn Việt Nam được kỳ vọng sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài vào thị trường nội địa trong thời gian tới.

Chính sách ưu đãi của Việt Nam để thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành bán dẫn

Đầu tư công nghiệp và khu chế xuất chuyên dành cho ngành bán dẫn Việt Nam

Việt Nam duy trì chính trị ổn định, môi trường an ninh quốc gia tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh lâu dài. Chính sách kinh tế vĩ mô của nước ta luôn ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt, tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng đang được nhà nước đầu tư để cải thiện liên tục, hệ thống giao thông thuận tiện, hỗ trợ lưu thông hàng hóa ngày một dễ dàng hơn.

Hỗ trợ về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Cơ cấu dân số của Việt Nam khá trẻ, phần lớn thuộc độ tuổi học tập và lao động vô cùng năng động, ham học hỏi, thích nghi nhanh với công nghệ mới. Chính vì vậy, lực lượng lao động trong hiện tại và tương lai ở nước ta vô cùng dồi dào, được đào tạo bài bản, dễ dàng đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong ngành bán dẫn.

Để giải quyết tình trạng thiếu nhân tài, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam Nguyễn Huy Dũng, vào cuối tháng 1 đã chọn 5 trường đại học để đào tạo nhân tài cần thiết cho ngành bán dẫn Việt Nam, bao gồm Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học FPT và Đại học Đà Nẵng. Trong đó,, Tập đoàn FPT đã bắt tay với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia và các chuyên gia trong ngành đến từ Mỹ thành lập Trung tâm Giáo dục Bán dẫn Việt Nam (VSHE) để đào tạo 50.000 kỹ sư vào năm 2030.

Ngoài ra, chi phí nhân công của Việt Nam được đánh giá là khá rẻ và có thể trở thành điểm mạnh để cạnh tranh so với các quốc gia trong khu vực, giúp giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp.

Việc phát triển nguồn nhân lực bán dẫn ngày càng được chú trọng

Cải thiện môi trường pháp lý, thể chế

Chính phủ cũng quyết định tăng cường hỗ trợ cho ngành bán dẫn Việt Nam và công bố kế hoạch triển khai một loạt ưu đãi thuế cũng như thành lập quỹ đầu tư vào giữa năm 2024 để thúc đẩy ngành này.

Theo nhiều cơ quan truyền thông, bao gồm Tạp chí Nhà đầu tư , Nikkei Asia và các trang web chính thức của chính phủ Việt Nam, Quốc hội Việt Nam đã thông qua nghị quyết cho phép chính phủ thành lập quỹ đầu tư cho các công ty công nghệ cao, bao gồm cả các công ty bán dẫn.

Thành công đạt được và triển vọng thu hút đầu tư bán dẫn tại Việt Nam trong tương lai

Việt Nam đã gặt hái nhiều thành tựu trong việc thu hút đầu tư vào ngành bán dẫn trong những năm gần đây, khẳng định vị thế tiềm năng trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu. Một số điểm sáng tiêu biểu có thể kể đến như:

Các dự án đầu tư lớn của các tập đoàn bán dẫn hàng đầu thế giới

Ngành bán dẫn Việt Nam đang thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới với hàng loạt dự án đầu tư lớn được triển khai trong thời gian gần đây. Ngày 11 tháng 10 năm 2023, nhà máy sản xuất, lắp ráp và thử nghiệm vật liệu, thiết bị bán dẫn của Công ty TNHH MTV Công nghệ Amkor Việt Nam (ATV), được khánh thành tại Khu công nghiệp Yên Phong II-C, tỉnh Bắc Ninh. Đây là nhà máy bán dẫn lớn nhất Việt Nam hiện nay, với tổng vốn đầu tư 1,6 tỷ USD chia thành 3 giai đoạn.

Bên cạnh đó, các ông lớn như Qualcomm, Nvidia, Samsung cũng đang có những động thái mới nhằm hướng đến việc đầu tư vào Việt Nam nhằm mở rộng thị trường sản xuất và thiết kế chip hiện nay.

Xu hướng và tiềm năng phát triển trong tương lai

Với nền tảng vững chắc và tiềm năng to lớn, ngành bán dẫn Việt Nam được dự đoán sẽ bùng nổ trong tương lai, thu hút mạnh mẽ dòng vốn đầu tư nước ngoài. Có thể thấy rằng, nước ta đang sở hữu nhiều lợi thế thu hút để các ông lớn bán dẫn đầu tư vào như nguồn nhân lực dồi dào, chi phí sản xuất thấp, môi trường đầu tư ổn định cùng các chính sách ưu đãi hấp dẫn.

Chính phủ Việt Nam cam kết ưu tiên phát triển ngành bán dẫn bằng cách ban hành các chính sách ưu đãi, đầu tư vào hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực. Việc triển khai nhiều chương trình và đề án cụ thể như Chương trình phát triển công nghiệp bán dẫn quốc gia, Quỹ phát triển ngành bán dẫn và Khu công nghệ cao chuyên ngành bán dẫn hứa hẹn sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của ngành.

Trong tương lai, ngành bán dẫn Việt Nam được xem là ngành mũi nhọn

Kết luận

Ngành bán dẫn Việt Nam đang đứng trước cơ hội to lớn để bứt phá và trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong tương lai. Sự hợp tác chặt chẽ giữa Chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế đóng vai trò then chốt trong việc đưa Việt Nam lên vị trí cao trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu. Đừng bỏ lỡ những bài viết về ngành bán dẫn Việt Nam cùng nhiều tin tức nóng hổi về ngành trên toàn cầu tại FPT Semiconductor nhé!