Kể từ năm 2020, sau khi đại dịch Covid xảy ra kéo theo sự trì trệ của toàn bộ nền kinh tế toàn cầu và hàng loạt thay đổi trong hành vi người tiêu dùng. Trong đó, ngành công nghiệp ô tô điện được đánh giá là có những biến động mang tính cải cách rất lớn.
Cuộc khủng hoảng chip toàn cầu sau đại dịch Covid19
Đứng trước hàng loạt các thiên tai, đại dịch, cộng thêm xung đột địa chính trị Mỹ – Trung ngày càng gay gắt, chuỗi cung ứng chip bán dẫn toàn cầu gặp không ít rào cản, bởi Trung Quốc vẫn đang là nguồn cung linh kiện bán dẫn lớn bậc nhất trên thế giới. Và sau đại dịch, người tiêu dùng cũng có xu hướng thay đổi thói quen tiêu dùng, họ quan tâm nhiều hơn đến hòa bình, môi trường, và sự bền vững.
Đó cũng là thời điểm xe ô tô điện trở thành xu hướng di chuyển mới của nhân loại – xe của tương lai xanh. Đây là một cuộc cách mạng lớn nhằm giảm thiểu chất thải độc hại từ xăng dầu xả ra môi trường và tiết kiệm chi phí hơn.
Nhưng vấn đề được đặt ra, giữa bối cảnh toàn ngành kinh tế nói chung, ngành bán dẫn nói riêng đang trì trệ, việc đột ngột tăng cao nhu cầu về ô tô điện khiến lượng chip bán dẫn cung không đủ cầu, bởi 1 chiếc ô tô điện có thể cần sử dụng đến 3000 chip bán dẫn, thay vì khoảng 1400 chip như xe ô tô thông thường. Do đó, cuộc khủng hoảng thiếu hụt chip bán dẫn nổ ra.
Vai trò của PMIC trong ô tô điện
PMIC, hay Mạch Tích Hợp Quản lý Năng Lượng, được coi là “trung tâm năng lượng” chịu trách nhiệm quản lý và tối ưu hóa luồng điện trong xe điện, giúp điện năng được phân bổ một cách tối ưu, tăng cường hiệu suất và tuổi thọ pin xe điện nói chung. Cụ thể:
- Điều chỉnh điện áp (Điều chỉnh tuyến tính LDO): PMIC đảm bảo điện áp cung cấp đến các bộ phận của xe duy trì ổn định, tránh tình trạng hỏng hóc do tăng điện áp đột ngột, sụt áp, v.v., từ đó đảm bảo xe điện có thể hoạt động một cách tối ưu.
- Điều chỉnh chuyển mạch (Bộ chuyển đổi DC-DC): Chuyển đổi điện áp sang mức phù hợp, thường được sử dụng cho các mục đích khác nhau, như cung cấp mức năng lượng phù hợp theo nhu cầu của các hệ thống giải trí (camera, camera hành trình HD, hệ thống màn hình giải trí, bảng điều khiển, v.v.), bộ cảm biến, và bộ điều chỉnh đèn,…
Bộ chuyển đổi DC-DC bao gồm: Bộ điều chỉnh chuyển mạch hạ áp BUCK (V-in nhỏ hơn V-out), Bộ điều chỉnh chuyển mạch Boost: (V-out lớn hơn V-in), Bộ điều chỉnh chuyển mạch BUCK-BOOST (V-out có thể thay đổi linh hoạt, thấp hơn, cao hơn hoặc bằng V-in); với mục đích đảm bảo cung cấp mức năng lượng phù hợp cho thiết bị.
>> Xem thêm thông tin chi tiết về PMIC tại đây!
- Tối ưu hiệu suất năng lượng: Đưa năng lượng từ pin để cung cấp năng lượng cho các bộ phận của ô tô, giảm thiểu tình trạng tiêu hao năng lượng, hay sử dụng kém hiệu quả. Đồng thời, PMIC cũng giúp nâng cao tính an toàn cho các bộ điều khiển điện, đảm bảo tình trạng biến động điện áp không xảy ra.
- Quản lý “sức khỏe” pin: hay còn gọi là Hệ Thống Quản lý Pin (BMS). PMIC điều chỉnh và quản lý sức khỏe của pin, giúp kéo dài tuổi thọ pin bằng cách ngăn chặn tình trạng sạc, hoặc phóng/xả tĩnh điện quá mức.
Trong bối cảnh xe điện ngày càng được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới, vai trò của PMIC trở nên ngày một quan trọng trong việc hình thành tương lai của giao thông điện bền vững. Bạn có biết thêm chức năng nào khác của PMIC khi ứng dụng trong ô tô điện không? Cùng thảo luận với FPT Semiconductor nhé!
>> Xem thêm video về PMIC tại đây!