Tin Tức

Tin Mới Nhất

Cung cấp các tin tức mới nhất liên quan đến lĩnh vực VLSI và FPT Semiconductor.,JSC

Vì sao ngành bán dẫn Việt Nam có tiềm năng tham gia đầy đủ các công đoạn của chuỗi bán dẫn?

21-06-2024

“Việt Nam sở hữu vị trí chiến lược và tiềm năng to lớn để trở thành trung tâm sản xuất chip bán dẫn toàn cầu”, đây là quan điểm được khẳng định bởi CEO NVIDIA, Jensen Huang. Tiềm năng bán dẫn của Việt Nam phụ thuộc vào nguồn tài nguyên phong phú – những nguyên liệu đầu vào quan trọng để sản xuất chất bán dẫn. Tuy nhiên, để hiện thực hóa tiềm năng này, cần có chiến lược phát triển ngành bán dẫn Việt Nam một cách bài bản và đồng bộ.

Bức tranh sáng của ngành bán dẫn tại Việt Nam

Ngành công nghiệp bán dẫn đang là một trong những động lực chính thúc đẩy sự phát triển công nghệ tại Việt Nam. Với nhiều lợi thế cạnh tranh, Việt Nam đã đánh dấu một tác động tích cực trong mắt các nhà đầu tư trên thế giới.

Ngành bán dẫn Việt Nam đang có những dấu hiệu tăng trưởng vô cùng ấn tượng. Theo dự báo của Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Đông Nam Á (SEMI SEA), giai đoạn 2022 – 2027 ghi nhận tỷ lệ tăng trưởng hơn 6% của thị trường bán dẫn tại Việt Nam.

Bức tranh sáng về ngành bán dẫn Việt Nam

Nguồn nhân lực chuyên môn cao, được đào tạo kỹ càng

Trong những năm gần đây, hệ thống giáo dục Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn. Các trường đại học hàng đầu như FPT Polytechnic, Bách Khoa Hà Nội, Bách Khoa TP.HCM đã liên kết với các tập đoàn lớn như FPT Semiconductor, … để thành lập trung tâm đào tạo vi mạch hoặc xây dựng các chương trình đào tạo chuyên sâu về vi mạch, thiết kế chip, sản xuất bán dẫn, …

Sự phát triển của nhiều lĩnh vực công nghệ

Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng công nghệ tại Việt Nam cũng đang được đầu tư và phát triển mạnh mẽ. Nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất đã và đang được xây dựng với hệ thống điện, viễn thông, giao thông hiện đại. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để các nhà máy sản xuất chip đưa ngành bán dẫn Việt Nam phát triển vượt bậc.

Mối quan hệ hợp tác với các cường quốc lớn trên thế giới

Năm 2023 vừa qua, Việt Nam và Hoa Kỳ cũng đã chung tay ký kết Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện, được xây dựng trên nền tảng vững chắc về lịch sử, văn hóa và lợi ích chung. Điều này có tác động vô cùng tích cực trong việc thúc đẩy sự hợp tác trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn, củng cố hình ảnh Việt Nam trong mắt của các nhà đầu tư Hoa Kỳ, mở rộng thị trường và đổi mới sáng tạo.

Tại FPT Semiconductor, chúng tôi cũng đã ký kết cùng đơn đặt hàng 70 triệu chip trong 2 năm tới, cụ thể là năm 2024 và 2025. Những đơn đặt hàng này đến từ các khách hàng tại Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc và Nhật Bản, chủ yếu trong lĩnh vực thiết bị y tế và nhiều ứng dụng điện tử khác. Đây cũng là cơ hội để FPT Semiconductor đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng khi vừa thiết kế ra dòng chip nguồn với giá cả cạnh tranh so với những hãng lớn trên thị trường toàn cầu, vừa đảm bảo sản phẩm đến tay người dùng có thể cá nhân hóa nhu cầu sử dụng.

Mối quan hệ hợp tác với các cường quốc trên thế giới

Hiện thực hóa tiềm năng Việt Nam có thể sản xuất chip bán dẫn

Chuỗi giá trị của ngành công nghiệp bán dẫn bao gồm 3 công đoạn chính là thiết kế, sản xuất, kiểm tra chất lượng đầu ra và đóng gói, Việt Nam hiện chỉ mới tham gia vào công đoạn thiết kế ở đầu và quá trình kiểm nghiệm chất lượng, đóng gói ở cuối. Đối với khâu sản xuất, chip bán dẫn xuất xưởng “made in Vietnam” là điều chưa thực hiện được.

Đối với lĩnh vực thiết kế trong nội bộ ngành bán dẫn Việt Nam có sự tham gia của một số doanh nghiệp nội địa lớn với hơn 200 nhân sự như FPT Semiconductor và VHT (Viettel). Bên cạnh đó, nước ta cũng đã có sự đầu tư với đội ngũ khoảng 5.600 kỹ sư của 36 công ty nước ngoài từ Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Ở khâu kiểm thử và đóng gói, Việt Nam có nhà máy của Intel và một vài công ty FDI (Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài) tham gia vào các hoạt động lắp ráp, kiểm thử và đóng gói. Cụ thể, Intel đã đang có gần 3.000 kỹ sư làm việc và đầu tư 1,5 tỷ USD tại Việt Nam từ năm 2009. Tại Bắc Ninh, nhà máy Amkor được chia thành 3 giai đoạn, cũng có mức đầu tư hơn 1,6 tỷ USD.

Về nhu cầu tuyển dụng trong công đoạn thiết kế, điều này phụ thuộc vào số lượng doanh nghiệp hoạt động trên thị trường Việt Nam. Chất lượng, khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, trình độ ngoại ngữ là những tiêu chí và yếu tố cần thiết để việc gửi kỹ sư ra nước ngoài làm việc được hiệu quả, tối ưu nguồn lực.

Hiện thực hoá giấc mơ sản xuất chip bán dẫn tại Việt Nam

Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn để trở thành cường quốc trong ngành công nghiệp chip bán dẫn tại khu vực Đông Nam Á. Chính phủ cũng đã đã xác định công nghiệp chip bán dẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu, với những chính sách và kế hoạch cụ thể để thu hút đầu tư, phát triển nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng.

Với sự nỗ lực và quyết tâm của Đảng, Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một trung tâm sản xuất chip bán dẫn của khu vực và thế giới trong tương lai không xa.

Để Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất chip bán dẫn, chúng ta cần phải có kế hoạch hành động như thế nào?

Để trở thành trung tâm sản xuất chip vi mạch, ngành bán dẫn Việt Nam cần có một kế hoạch hành động toàn diện và đồng bộ.

Đào tạo nguồn nhân lực chủ chốt ngay từ ban đầu

Trong hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn ngày 24/04, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh Đề án “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” được xây dựng vào thời điểm này là hết sức kịp thời và có ý nghĩa quan trọng. Điều này sẽ giúp huy động các nguồn lực, từ ngân sách nhà nước đến đầu tư tư nhân, để đầu tư đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, cung cấp các chương trình đào tạo chuyên sâu về công nghệ bán dẫn, thiết kế vi mạch, và quá trình sản xuất tại các trường đại học và viện nghiên cứu.

Về mục tiêu, Đề án nhằm đến năm 2030, các kỹ sư Việt Nam sẽ tham gia sâu vào các công đoạn thiết kế, đóng gói và kiểm thử, từng bước làm chủ công nghệ đóng gói, kiểm thử, và nắm bắt công nghệ sản xuất. Mục tiêu là đào tạo 50.000 kỹ sư phục vụ toàn bộ chuỗi giá trị của ngành công nghiệp bán dẫn.

Nguồn nhân lực đóng vai trò vô cùng quan trọng

Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi công nghệ trong nhiều lĩnh vực

Ngành bán dẫn Việt Nam cũng cần thực hiện một quá trình chuyển đổi mang tính cách mạng trong các lĩnh vực như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, và xây dựng các hệ thống thông minh. Việc ứng dụng công nghệ bán dẫn vào các lĩnh vực này sẽ không chỉ tạo ra nhu cầu mới cho các sản phẩm chip, mà còn giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong các lĩnh vực công nghệ cao.

Tạo cơ hội đầu tư hấp dẫn cho các doanh nghiệp nước ngoài

Không những thế, Việt Nam cần xây dựng cơ chế và chính sách thuế hợp lý, phải chăng để thu hút và tận dụng cơ hội đầu tư từ nước ngoài. Cơ chế này cần được bàn bạc một cách cẩn thận, cân bằng giữa lợi ích của Nhà nước và sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

Theo Nghị định 94/2020/NĐ-CP, các doanh nghiệp trong 30 năm kể từ năm đầu có doanh thu sẽ được hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ 10%. Ngoài ra, các doanh nghiệp này cũng được miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được để phục vụ sản xuất trong 5 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động. Những chính sách ưu đãi này nhằm tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất chip bán dẫn tại Việt Nam.

Kết luận

Mặc dù còn nhiều thách thức, nhưng với tiềm năng to lớn, lợi thế cạnh tranh và sự quyết tâm của Chính phủ, doanh nghiệp và nguồn nhân lực và sự đầu tư đúng đắn, ngành bán dẫn Việt Nam hoàn toàn có thể hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm sản xuất chip toàn cầu. Đây là cơ hội to lớn để Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, thu hút đầu tư, tạo việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Theo dõi hành trình mang chip Việt vươn ra thế giới cùng chúng tôi tại tại FPT Semiconductor nhé!