Blog

Tin Mới Nhất

Cung cấp các tin tức mới nhất liên quan đến lĩnh vực VLSI và FPT Semiconductor.,JSC

Ngày hội STEM: Nuôi dưỡng đam mê thiết kế Chip cho 200+ học sinh THPT

12-01-2024

Trong bối cảnh xã hội đang thay đổi liên tục với những ứng dụng của khoa học công nghệ trong đời sống, kinh doanh, sản xuất, giới trẻ, đặc biệt ở độ tuổi học sinh/ sinh viên nên được tiếp cận làm quen và định hướng từ sớm. Đó là lý do giáo dục STEM (Science – Technology – Engineering – Mathematics) nên được ứng dụng triển khai vào các trường học.

Nắm được xu thế nhu cầu giáo dục, trường Đại học Việt Đức VGU đã tổ chức “Ngày hội STEM” sáng ngày 07/01/2024, bước đầu giúp học sinh tiếp cận, trải nghiệm với đa lĩnh vực/ chủ đề khoa học như thiết kế Chip IC, làm hệ thống điện từ năng lượng mặt trời, thiết kế hệ thống cơ khí,… Sự kiện đã thu hút sự quan tâm của hàng trăm học sinh THPT trên địa bàn.

Học sinh THPTHọc sinh THPT tham gia bài giảng về thiết kế Chip căn bản

(Nguồn: VnExpress)

Theo Tiến sĩ Hà Thúc Viên, Hiệu Phó trường Đại học Việt Đức, hoạt động này được tổ chức nhằm giúp học sinh nhận biết nhu cầu công nghệ bán dẫn, thực tế của xã hội, đánh giá năng lực bản thân, từ đó tìm ra định hướng phù hợp cho tương lai. 

 

STEM và trải nghiệm thiết kế chip

Trải nghiệm “Ngày hội STEM”, học sinh được chia thành các nhóm 20 người, tiếp thu những kiến thức cơ bản về thiết kế Chip IC từ những giảng viên chuyên môn dày dặn kinh nghiệm, ngay tại các phòng nghiên cứu kỹ thuật điện với các trang thiết bị thực hành tân tiến. 

Học sinh THPT thực hành viết dữ liệu code trong quy trình thiết kế Chip

(Nguồn: VnExpress)

Không chỉ được tiếp cận với lý thuyết, những nguyên lý cơ bản để thiết kế chip IC, học sinh tham gia còn được thực hành thực tiễn, sử dụng cơ sở vật chất của Trường Đại học Việt Đức – 20 bản quyền phần mềm thiết kế chip bán dẫn của nhà cung cấp Synopsys (Hoa Kỳ) và hệ thống phần cứng kiểm tra thiết kế chip. Học sinh sẽ được:

1- Cung cấp bo mạch FPGA và thiết bị laptop cài đặt phần mềm Quartus để lập trình code 

2- Thực hành lập trình, viết code dữ liệu cho chip

3- Truyền dữ liệu code vào bo mạch (khiến đèn bo mạch hoạt động khi mở một trong hai công tắc)

 

Cơ hội nghề nghiệp rộng mở, tiềm năng gia nhập ngành bán dẫn

Chip bán dẫn luôn hiện hữu trong mọi mặt trong đời sống ngày nay, từ các thiết bị điện tử dân dựng như điều hoà, máy giặt, điện thoại,… đến các thiết bị y tế như máy đo, điện tâm đồ,… hay phương tiện di chuyển như ô tô điện, xe máy điện… Đóng vai trò quan trọng như vậy, nhưng hiện nay, thị trường đang đối mặt với tình trạng thiết hụt chip bán dẫn, cũng như các kỹ sư thiết kế chip nghiêm trọng. 

Cơ hội phát triển nghề nghiệp cho giới trẻ trong ngành bán dẫn tỉ đô

(Nguồn: Internet)

Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Dự báo và Phát triển nguồn nhân lực, Việt Nam hiện chỉ đáp ứng 20% nhu cầu nhân lực ngành bán dẫn “tỷ đô” này và cần hơn 50.000 nhân lực chất lượng cao tính đến năm 2030. Nhu cầu nhân lực vi mạch hiện nay tập trung vào công đoạn thiết kế vi mạch/ chip IC và sản xuất, đóng gói (packaging). Các kỹ sư khi ra trường có thể làm việc trong các doanh nghiệp chuyên thiết kế hay làm trong nhà máy quản lý sản xuất, phụ trách khâu kiểm tra, đóng gói chip.

 

Nhận ra xu hướng này, hiện nay các trường đại học không chỉ chú tâm phát triển những khoá học đào tạo kỹ sư bán dẫn chất lượng cao, mà còn đang ngày một tập trung hơn vào tổ chức những buổi trải nghiệm cho học sinh tiếp xúc, định hướng và nuôi dưỡng những đam mê thiết kế chip như “Ngày hội STEM”.

 

>> Đọc thêm các tin tức về ngành Chip bán dẫn