Blog

Tin Mới Nhất

Cung cấp các tin tức mới nhất liên quan đến lĩnh vực VLSI và FPT Semiconductor.,JSC

Sinh viên cần trang trị kỹ năng gì để làm việc trong ngành vi mạch bán dẫn

30-03-2024

Ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đang bước vào giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng, và Việt Nam được lựa chọn là “mắt xích” quan trọng trong bối cảnh xung đột bán dẫn Mỹ – Trung càng trở nên gay gắt. Theo đó, thị trường bán dẫn trong nước đang bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới với cơ hội việc làm rộng mở. Vậy, sinh viên Việt Nam cần trang bị những kỹ năng gì để có thể gia nhập thị trường ngành vi mạch bán dẫn tỷ USD này? Cùng FPT Semiconductor tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.

Tiềm năng và thách thức của nhân sự ngành vi mạch bán dẫn

ngành vi mạch bán dẫn

Chuỗi cung ứng ngành bán dẫn gồm có các giai đoạn: thiết kế, chế tạo, đóng gói và tích hợp – tiêu thụ. Tuy nhiên, Việt Nam hiện chỉ tập trung vào khâu thiết kế – giai đoạn quan trọng chiếm 50-60% giá trị một con chip. Nhưng nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam hiện đang chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu 10.000 kỹ sư mỗi năm (theo Bộ Thông tin và Truyền thông), và con số này có thể còn tiếp tục tăng lên, căn cứ vào:

  • Theo PGS Đỗ Hồng Tuấn – Trưởng khoa Điện – Điện tử, Đại học Bách khoa Thành phố HCM chia sẻ, 10 năm trước chỉ có khoảng 5-6 doanh nghiệp bán dẫn đặt cơ sở sản xuất tại TP.HCM. Nhưng tính đến hiện nay, con số này đã lên tới hơn 50 và sẽ còn tiếp tục tăng nhanh. 
  • Còn PGS Nguyễn Đức Minh, Trưởng khoa Điện tử, Đại học Bách khoa Hà Nội dự báo thời gian tới, khi nhiều công ty lớn như Infineon, Renesas, Marvell, Samsung mở thêm văn phòng, nhà máy ở phía bắc.
  • Bên cạnh các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp Việt cũng dần quan tâm và tham gia nhiều hơn về lĩnh vực bán dẫn như FPT Semiconductor, Viettel, VNPT,… mở ra nhiều cơ hội thực tập và làm việc mới. 
  • Theo khảo sát, sinh viên tốt nghiệp ngành Thiết kế vi mạch có mức lương khởi điểm khoảng 15-20 triệu đồng, con số này có thể lên đến 3000$ khi có kinh nghiệm hơn. Đây là ngành học còn hot hơn Khoa học máy tính ở thời điểm hiện tại. 

Vì thế, theo các chuyên gia trong ngành đánh giá, nhu cầu kỹ sư thiết kế vi mạch là rất lớn và sẽ còn tiếp tục tăng cao trong bối cảnh ngành bán dẫn đang được coi là ngành công nghiệp trọng điểm và có nhiều chính sách thúc đẩy tăng trưởng trong 30-50 năm tới.

Đứng trước sự khan hiếm nhân sự và cơn bão “tăng trưởng ngành vi mạch bán dẫn” đang sắp ập đến, kỹ sư vi mạch là lĩnh vực triển vọng được nhiều sinh viên, kỹ sư trẻ Việt Nam hướng đến trong tương lai 10-15 năm tới. Tuy nhiên, khối ngành kỹ thuật, điện tử nói chung, ngành vi mạch bán dẫn nói riêng, được đánh giá là khối ngành học khó và có yêu cầu tuyển dụng cao.

Vậy, sinh viên học và làm ngành vi mạch bán dẫn cần trang bị những gì trước khi bước chân vào thế giới vi mạch? 

Sinh viên cần trang bị gì để bước vào ngành công nghiệp bán dẫn tỷ USD

  • Kiến thức chuyên sâu – tấm vé gia nhập ngành bán dẫn

Thiết kế vi mạch – Integrated circuit design hay VLSI design, là một ngành học nặng cả về kiến thức và thực hành. Trong bối cảnh hiện tại, đây được xem là ngành học mới và hot hơn cả Khoa học máy tính, cần học tập và nghiên cứu chuyên sâu khối lượng kiến thức khổng lồ. 

ngành vi mạch bán dẫn

Những kỹ sư Thiết kế vi mạch cần phải nắm chắc được nhóm kiến thức chung của ngành điện tử như: Kiến thức về mạch điện và mạch điện tử, kiến thức về linh kiện điện tử; kiến thức về vi điều khiển, vi xử lý; Kiến thức về lập trình với ngôn ngữ Assembly và C cho vi điều khiển và vi xử lý. Ngoài ra, còn phải thành thạo những kiến thức phục vụ trực tiếp cho công việc thiết kế vi mạch (nhóm kiến thức chuyên môn chung) như: Kiến thức về quy trình thiết kế vi mạch (design flow); kiến thức về các thành phần logic (logic component); Kiến thức về thiết kế mạch số (digital logic circuit design); Kiến thức về CMOS; Kiến thức về ngôn ngữ lập trình; nhóm kiến thức chuyên sâu đối với từng công việc cụ thể; Các kỹ thuật thiết kế, … Kiến thức về các phương pháp kiểm tra thiết kế như mô phỏng (simulation) hay kiểm tra formal (formal verification); Kiến thức về quy trình thiết kế vật lý (physical design flow) và custom design…

Ngoài ra nhóm kiến thức hỗ trợ cho ngành thiết kế vi mạch cũng vô cùng rộng như  kiến thức về ngôn ngữ thiết kế và mô phỏng hệ thống SystemC để xây dựng môi trường mô phỏng và mô tả thiết kế; Kiến thức về nền tảng Linux; Kiến thức về các editor; Ngôn ngữ script; Kiến thức về; Kiến thức về các phần mềm dùng trong thiết kế vi mạch….

Với vai trò thiết yếu của chip bán dẫn trong thế giới kỹ thuật số, tiêu chuẩn sản xuất của nó càng được đẩy lên cao đến mức tuyệt đối, song song với đó là yêu cầu nhân lực chất lượng cao cả về chuyên môn và kỹ năng.

  • Sự đam mê, kiên trì – yếu tố tiên quyết để bám trụ được với nghề

Với lượng kiến thức khổng lồ và khó nhằn như trên, tố chất tiên quyết của sinh viên ngành vi mạch bán dẫn cần có là tinh thần kiên trì, bền bỉ, và niềm đam mê đặc biệt với Vật lý và ngành bán dẫn, để có thể vượt qua các thách thức ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Ngành thiết kế vi mạch cũng mang đặc trưng khối ngành kỹ thuật, thường xuyên phải làm việc với máy móc, đòi hỏi người học, người làm phải có năng lực về thiết kế kỹ thuật, khả năng cập nhật xu hướng, kích thích tinh thần sáng tạo đến mức tối đa, không ngừng học hỏi, cập nhật kiến thức và chịu được áp lực cao. Không tự nhiên mà người ví nhóm ngành khoa học kỹ thuật là nhóm ngành của những tinh anh, bởi để làm được công việc đó, người làm phải có kiến thức, trí tuệ và sự nhanh nhạy hơn người. Để làm được điều đó, đam mê và sự kiên trì là yếu tố không thể thiếu để gặt hái được trái ngọt.

  • Kỹ năng tiếng Anh – chìa khóa mở kho tàng kiến thức và cơ hội toàn cầu hóa

Là ngành công nghiệp mang tính toàn cầu, và cũng mới được đẩy mạnh phát triển ở Việt Nam vài năm trở lại đây, nên đa số tài liệu chuyên ngành đều có nguồn gốc từ nước ngoài sử dụng tiếng Anh là chủ yếu. Bởi vậy, khi sinh viên tiếp cận với ngành học và muốn tìm hiểu thêm kiến thức, thông tin ngành sẽ phải nghiên cứu từ các nguồn tài liệu nước ngoài. Có tiếng Anh sẽ là chìa khóa mở ra thế giới kiến thức rộng lớn vô tận.

ngành vi mạch bán dẫn

Với đặc thù ngành học cần am hiểu sâu về Vật lý và sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh, sinh viên muốn theo đuổi ngành vi mạch bán dẫn cần lên kế hoạch học tập cụ thể với tổ hợp môn học A00 (toán, vật lý và hóa học), A01 (toán, vật lý, tiếng Anh) và D01 (toán, ngữ văn và tiếng Anh),… để chuẩn bị hàng trang tốt nhất trước bước chân vào thế giới vi mạch đầy tiềm năng.

  • Cơ hội thực tập rộng mở cho sinh viên ngành vi mạch bán dẫn

Hòa mình vào xu hướng toàn cầu, ngành bán dẫn Việt Nam đang bước vào chu kỳ tăng trưởng mới. Theo đó, các doanh nghiệp bán dẫn Việt Nam và FDI sẽ liên tục đẩy mạnh đầu tư và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây cũng là thời điểm vàng để các sinh viên, kỹ sư trẻ Việt Nam nắm bắt cơ hội gia nhập ngành bán dẫn tỷ USD này.

Đáp lại lời kêu gọi của chính sách tăng trưởng ngành, và thúc đẩy nguồn nhân lực Việt Nam, các doanh nghiệp bán dẫn tại Việt Nam cũng “rộng cửa” đón chào sinh viên thực tập từ năm 3 trở lên, tạo điều kiện cho các bạn làm quen với ngành và sẵn sàng nhận làm nhân viên chính thức nếu đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của công ty.

Thông thường, các vị trí thực tập cho khối ngành kỹ thuật, ngành vi mạch bán dẫn sẽ tuyển chọn sinh viên từ năm trở lên. Bởi khi đó, các bạn sinh viên đã được trang bị khối kiến thức cơ bản, và đã sẵn sàng để được kiến tập trong môi trường làm việc thực tế. 

FPT Semiconductor là một trong những doanh nghiệp bán dẫn luôn sẵn sàng tạo điều kiện hỗ trợ các bạn sinh viên Việt Nam học hỏi, thử sức với ngành vi mạch càng sớm càng tốt, để tiếp sức cho lực lượng lao động trẻ tiềm năng trong tương lai.

>> Đừng quên theo dõi fanapge FPT Semiconductor để nắm bắt các cơ hội thực tập nhanh nhất.