Tin Tức

Tin Mới Nhất

Cung cấp các tin tức mới nhất liên quan đến lĩnh vực VLSI và FPT Semiconductor.,JSC

Việt Nam – Lựa chọn đầy tiềm năng của Quỹ đầu tư Đạo luật CHIPS & Khoa học của Hoa Kỳ

07-02-2024

Theo đại sứ Mỹ, Washington đang có kế hoạch lựa chọn Việt Nam là một trong những điểm đến cho quỹ đầu tư Đạo luật CHIPS & Khoa học (CHIPS & Science Act) để củng cố ngành chip bán dẫn Mỹ, cụ thể là gia tăng sức mạnh chuỗi cung ứng và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Việt Nam – “Điểm đến” hàng đầu của Quỹ đầu tư CHIPS & Khoa học

Vào ngày 9 tháng 8 năm 2022, sau khi được Quốc hội Hoa Kỳ khóa 117 ban hành và Tổng thống Joe Biden ký kết, Đạo luật CHIPS và Khoa học (CHIPS & Science Act) đã chính thức được đưa vào triển khai nhằm thúc đẩy tiến bộ công nghệ và khả năng tự chủ trong sản xuất bán dẫn.

Theo khuyến nghị của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Mỹ đang có kế hoạch phân bổ nguồn lực của quỹ này cho các khoản đầu tư nước ngoài. Theo Jose Fernandez, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ về tăng trưởng Kinh tế, Năng lượng và Môi trường, Hoa Kỳ hiện đang tập trung vào bảy quốc gia (bao gồm cả Việt Nam) làm điểm đến của của quỹ CHIPS và Khoa học, đầu tư 500 triệu USD để tăng cường các lĩnh vực như an ninh mạng, đào tạo chất bán dẫn và môi trường kinh doanh trên toàn thế giới.

Semiconductor chip industry

Nguồn: Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội

Trong một cuộc phỏng vấn, Jose Fernandez cho biết: “Sau khi điểm qua danh sách các quốc gia mà chúng tôi cảm thấy có tiềm năng hưởng lợi từ sự hỗ trợ này, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên mà chúng tôi nghĩ đến”.

Ông cũng cho rằng, Việt Nam cần phải tận dụng cơ hội và bắt đầu hành động để thu hút đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm, như năng lượng bền vững và các chất bán dẫn/ khoáng sản, những thành phần được sử dụng để sản xuất pin, xe điện và các hoạt động khác trong ngành chip bán dẫn.

Việt Nam – Một trung tâm sản xuất tiềm năng của ngành chip bán dẫn

Là một trong những nước xuất khẩu hàng đầu của Mỹ về điện tử, may mặc và thực phẩm, Việt Nam được coi là một trong những nhân tố chủ chốt trong hành trình giảm bớt sự phụ thuôc và “đẩy” Trung Quốc ra khỏi chuỗi cung ứng của Mỹ. Ngoài ra, theo dữ liệu của Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, Việt Nam hiện là quốc gia sở hữu kim loại đất hiếm lớn thứ hai toàn cầu, chỉ sau Trung Quốc.

FPT Semiconductor

Nguồn: Reuters

Với mục tiêu “chấm dứt” sự thống trị kéo dài của Trung Quốc trên thị trường đất hiếm nhờ sản xuất tiết kiệm chi phí, Mỹ đang tích cực nỗ lực khôi phục sự hiện diện của mình trong lĩnh vực này (đặc biệt khi Mỹ đã rút khỏi thị trường sản xuất đất hiếm kể từ năm 2017). Để thúc đẩy phục hồi các mỏ trong nước, Hoa Kỳ đã ký kết thỏa thuận hợp tác với 13 quốc gia nhằm hỗ trợ tài chính và ngoại giao trong lĩnh vực khoáng sản đất hiếm.

Khi trao đổi với Việt Nam, Mỹ đảm bảo sẽ hỗ trợ về khảo sát trữ lượng khoáng sản. Trong bối cảnh toàn cầu đang thiếu các khoáng chất đất hiếm, Jose Fernandez nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khai thác có trách nhiệm với môi trường, mang lại lợi ích cho cộng đồng, cùng với ứng dụng để phát triển các tiến bộ công nghệ. Ông coi Việt Nam là một trung tâm sản xuất tiềm năng, nhấn mạnh lực lượng lao động trẻ của đất nước sẽ là một tài sản quý giá để giúp nâng tầm vị thế ngành chip bán dẫn Việt Nam.

FPT Semiconductor

Nguồn thông tin: https://asia.nikkei.com/Spotlight/Supply-Chain/Vietnam-is-a-top-target-for-CHIPS-Act-aid-funds-U.S.-says